Hotline: 079.779.7779


jacob jacob jacob jacob jacob


Công ty TNHH Xây dựng Hạ tầng Đồng Tiến hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0700755831 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp. Qua thời gian hoạt động, đơn vị chúng tôi đã và đang thực hiện nhiều công trình trong và ngoài tỉnh thuộc các lĩnh vực được phép kinh doanh. Các công trình đơn vị chúng tôi thực hiện đều đảm bảo tiến độ, chất lượng kỹ, mỹ thuật được Chủ đầu tư đánh giá cao.
[Xem tiếp >>]

Đồng Tiến sở hữu nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đáp ững mọi yêu cầu xây dựng các công trình trên mọi miền của Tổ quốc. [ Xem tiếp >> ]
•  Dàn máy rải bê tông nhựa đồng bộ
•  Trạm trộn sản xuất BTNN
•  Máy phát điện
•  Máy xúc lật
•  Máy đào
•  Máy ủi
•  Lu tĩnh 3 bánh
•  Ôtô tự đổ - ôtô tải ben
•  Máy bơm nước
•  Máy toàn đạc
•  Máy kinh vĩ
•  Máy thủy bình

Các dịch vụ nhà đất - bất động sản của Đồng Tiến bao gồm: [ Xem tiếp >> ]
  • Dịch vụ môi giới mua - bán, thuê - cho thuê bất động sản
  • Dịch vụ quản lý, tiếp thị các dự án bất động sản
  • Dịch vụ quảng cáo, rao bán, cho thuê bất động sản
  • Dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh bất động sản
  • Dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến bất động sản
  • Làm các thủ tục trọn gói về giao dịch bất động sản


SẢN XUẤT VÀ THI CÔNG RẢI THẢM BÊ TÔNG NHỰA ASPHALT MẶT ĐƯỜNG











ĐỒNG TIẾN chuyên thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật và rải thảm bê tông nhựa, yêu cầu kỹ thuật thi công hạng mục bê tông nhựa Asphalt cụ thể như sau:

Chương I.
Thí nghiệm - Đo đạc quản lý chất lượng

I. Đại cương:

Công tác đo đạc bao gồm việc định vị và đóng bổ xung các cọc, kiểm tra cao độ, cự ly, kích thước hình học của công trình trong suốt quá trình thi công, nhằm đảm bảo cho công trình thi công không bị sai lệch và đảm bảo yêu cầu thiết kế.

Nếu trúng thầu Nhà thầu sẽ thuê Công ty chuyên ngành thí nghiệm có chứng chỉ hành nghề phù hợp thực hiện công tác thí nghiệm. Đơn vị thí nghiệm với đầy đủ các dụng cụ cần thiết để kiểm tra tất cả các hạng mục yêu cầu. Phòng thí nghiệm có đủ về số lượng, chủng loại và chất lượng đảm bảo thực hiện công tác quản lý chất lượng theo đúng quy định, quy phạm hiện hành.

Nếu trúng thầu Nhà thầu sẽ trình Hợp đồng thuê thí nghiệm, hồ sơ năng lực lên Chủ đầu tư và TVGS trước khi thực hiện các công việc thí nghiệm.

Công tác thí nghiệm nhằm theo dõi chất lượng công trình sát sao để rút ra những điều kiện thích hợp và phát hiện ngay những khiếm khuyết để khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng công trình.

II. Công tác đo đạc:

Dùng các loại máy móc chuyên dùng (Máy toàn đạc, cao đạc, kinh vĩ) kiểm tra hướng tuyến, các cọc chủ yếu và chi tiết. Dấu và di chuyển các cọc nhằm đảm bảo cho việc thi công cũng như kiểm tra công trình được thuận tiện, thi công đúng theo thiết kế.

Thường xuyên lên ga cắm cọc để xác địnhư chính xác kích thước hình học của tuyến đường và công trình.

Lập các đường chuyền kinh vĩ hở, bình sai đường chuyền.

Hệ thống các cọc phải được phác hoạ bổ xung vào bình đồ để dễ dàng kiểm tra và phục hồi sau này.

Khôi phục và kiểm tra cao độ cọc, tim các công trình và vị trí của nó.

Kiểm tra độ bằng phẳng các lớp thi công bằng thước dài 3m.

Kiểm tra các chỉ tiêu về kích thước, độ dốc dọc, ngang.

Công tác đo đạc được giao cho một tổ: 10 công nhân khảo sát và do một người trực tiếp quản lý và điều hành công việc để đáp ứng kịp thời việc thi công các công trình.

III. Công tác thí nghiệm:

Trước khi triển khai thi công Nhà thầu cần phải báo trước thông qua TVGS và Chủ đầu tư. Khi đã có đầy đủ các chứng chỉ kiểm tra. Nhà thầu đã thấy đáp ứng được yêu cầu của thiết kế kỹ thuật thì trình lên cho TVGS và Chủ đầu tư xem xét, khi được phép của TVGS và Chủ đầu tư mới được đưa vật liệu đó vào sử dụng trong công trình hoặc chuyển bước thi công. Thí nghiệm xác định tính chất cơ - lý - hoá của vật liệu được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Nhà thầu.

Trong quá trình thi công các hạng mục công trình càng phải chú trọng đến công tác thí nghiệm. Bao gồm các thí nghiệm thường xuyên kiểm tra vật liệu theo qui định, các thí nghiệm trên các sản phẩm đã hoàn thiện để chuyển bước thi công.

Công tác thí nghiệm bao gồm thí nghiệm tại hiện trường và thí nghiệm phân tích trong phòng.


Chương II:
Biện pháp tổ chức thi công lớp mặt đường Bê tông nhựa

A . Lớp thấm bám và dính bám:

1. Đại cương:
Công việc này bao gồm: Tưới thấm bám tiêu chuẩn 1kg/m2 trên lớp CPĐD loại 1 trước khi rải lớp BTN hạt trung dày 6cm, tưới dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m2 và thi công lớp bê tông nhựa hạt mịn dày 4cm, hoặc bảo dưỡng lớp trên cùng đối với những đoạn phải đảm bảo giao thông.

2. Yêu cầu vật liệu: Lớp thấm bám và dính bám có thể dùng các loại sau:
+ Nhựa lỏng tốc độ đông đặc nhanh hoặc đông đặc vừa (RC-70 , MC-70).
+ Nhũ tương Cationic phân tích chậm (CSS-1) hoặc nhũ tương Anionic phân tích chậm (SS-1).
+ Nhựa đặc 60/70 pha dầu theo tỷ lệ dầu hoả trên nhựa đặc là 80/100 (theo thể tích) tưới ở nhiệt độ nhựa 450C±100C.
+ Trên các lớp móng có sử lý nhựa hoặc lớp mặt vừa mới thi công xong hoặc trên các lớp BTN sạch và khô ráo chỉ cần dùng lượng nhựa lõng RC-70, MC-250. Nhũ tương CSS-1h hoặc SS-1h. Nhựa đặc 60/70 pha dầu hoả theo tỷ lệ dầu hoả trên nhựa đặc là 25/100 (theo thể tích) tưới ở nhiệt độ nhựa 1100C±100C.

3. Yêu cầu thi công:

a. Chuẩn bị bề mặt:
+ Trước khi rải lớp thấm bám và dính bám, mọi vật liệu rời phải được đưa ra khỏi bề mặt rải và bề mặt phải được làm sạch bằng máy quét bụi, sau đó dùng máy thổi bụi hơi nén đã được TVGS chấp thuận thổi tất cả các bụi bẩn còn bám trên bề mặt.
+ Lớp thấm bám và dính bám chỉ được tưới khi bề mặt được đánh giá là khô, hoặc độ ẩm không vượt quá độ ẩm cho phép.
+ Công tác tưới phải đạt độ đồng đều và có sự thấm nhập tốt.
+ Khi TVGS thấy cần thiết, bề mặt sẽ được làm sạch bằng một lượng nước nhất định và sẽ để khô ráo mới được phép tưới thấm bám và dính bám.
+ Không cho phép bất kỳ loại phương tiện, thiết bị nào được đi trên bề mặt sau khi đã chuẩn bị xong để chờ tưới lớp thấm bám và dính bám.
+ Khi đã tưới thấm bám và dính bám, cấm mọi phương tiện đi lại trên bề mặt lớp đã tưới.

b. Thiết bị đun:
Dùng xe tưới chuyên dùng có hệ thống đun nóng lên đến nhiệt độ thi công và duy trì này trong suốt quá trình thi công.
Xe đun này có nhiệt kế gắn trực tiếp vào thùng có thể đo được từ 00C đến 20000C, đảm bảo đun không quá 1250C.
Các thùng chứa, ống dẫn, ống phun... dùng trong việc bảo quản hoặc đun nóng vật liệu đều phải giữ gìn sạch sẽ trong tình trạng tốt và được vận hành sao cho không bị nhiễm bẩn bởi các loại vật liệu bên ngoài.

c. Tưới thấm bám và dính bám:
- Dung dịch dùng để tưới được đun nóng tới nhiệt độ thi công và tưới bằng xe chuyên dụng đạt tiêu chuẩn tưới/m2 yêu cầu.
- Trước khi chính thức bắt đầu công việc, Nhà thầu chúng tôi sẽ tưới thử tại hiện trường để Chủ đầu tư và TVGS chấp thuận cách thức tưới và chứng minh lượng được tưới đúng tiêu chuẩn bằng cách phun trên một tấm bạt hoặc khay nhôm đã tính được diện tích, từ đó xác định được lượng đã phun (bằng cách cân tấm bạt hoặc khay nhôm trước và sau khi phun).
- Trên bề mặt tưới đã được vệ sinh sạch sẽ, dùng xe tưới chuyên dùng có hệ thống đun nóng lên đến nhiệt độ thi công và duy trì nhiệt độ này trong suốt quá trình thi công.
- Tưới thấm bám và dính bám được tưới thành 1 lớp đạt tiêu chuẩn thiết kế.

Thao tác xe tưới đảm bảo cho việc tưới phủ cho được đồng đều đủ tiêu chuẩn khống chế. Trước khi tưới phải có biểu đồ phun được TVGS và Chủ đầu tư chấp thuận.
Việc thi công bê tông nhựa ở vị trí nào thì tiến hành tưới thấm bám và dính bám ở vị trí đó. 
Nhiệt độ rải yêu cầu là: 1100c ±100c, trừ các trường hợp khác do Chủ đầu tư hay TVGS yêu cầu.

d. Đảm bảo giao thông và bảo vệ các công trình lân cận:
- Nếu địa bàn tưới thấm bám và dính bám cho phép thì Nhà thầu sau khi tưới sẽ tiến hành cấm mọi loại phương tiện đi lại trên đó và rải BTN ngay. Nếu không Nhà thầu sẽ có biện pháp đảm bảo giao thông cần thiết như có thể thi công 1/2 đường một làm các rào chắn có lan can bảo vệ hoặc làm đường tránh thích hợp, khi đó sẽ bố trí cho người cầm cờ hiệu đứng ở hai đầu đường đã tưới để đảm bảo giao thông và duy trì trong suốt thời gian cho đến khi rải được lớp BTN lên trên. Mọi diện tích của bề mặt đã tưới lớp thấm bám hoặc lớp dính bám nếu bị xe cộ đi lên sẽ được sửa chữa hoàn hảo cho đến khi TVGS thấy thoả mãn thì thôi.
- Khi tưới thấm bám và dính bám, Nhà thầu sẽ làm các lan can bảo vệ phía ngoài diện tích cần tưới nhằm ngăn ngừa việc nhiễm bẩn cho các công trình lân cận, nếu để nhiễm bẩn cho các công trình xung quanh, chúng tôi sẽ bằng mọi cách làm sạch ngay theo yêu cầu của TVGS trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

4. Kiểm tra, nghiệm thu:

- Kiểm tra độ đồng đều của lượng đã tưới xuống mặt đường bằng cách đặt các khay bằng tôn mỏng có kích thước móng có kích thước đáy là 25cmx40cm thành cao 4cm trên mặt đường hứng khi xe phun đi qua. Sau khi xe phun tưới đi qua, lấy hiệu số sẽ có được lượng đã tưới trên 0,1m2; Cần đặt 3 hộp trên một mặt trắc ngang. Chênh lệch lượng tại các vị trí đặt khay không quá 10%.
- Kiểm tra việc tưới đảm bảo đúng chủng loại, định mức thiết kế, sự đồng đều, nhiệt độ tưới...
- Kiểm tra các điều kiện an toàn trong tất cả các khâu trước khi bắt đầu mỗi ca làm việc và cả trong quá trình thi công.
- Kiểm tra bảo vệ môi trường chung quanh, không cho phép đổ dung dịch tưới thừa, đá thừa vào các cống, rãnh; không để dính bẩn vào các công trình hai bên đường. Không để khói đun ảnh hưởng nhiều đến khu vực dân cư bên đường.

B. Thi công bê tông nhựa:

1. Công tác chuẩn bị:
Bao gồm việc chuẩn bị thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của các loại vật liệu như: Nhựa đường, đá các loại, cát vàng, bột đá; Thiết kế tỷ lệ thành phần hạt của cốt liệu BTN, hàm lượng nhựa tối ưu nhất để có hỗn hợp BTN đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu đối với từng loại BTN. Huy động thiết bị và nhân lực thi công đến công trường.

Trạm trộn bê tông nhựa:
Trạm trộn bê tông nhựa có hệ thống cân đong điện tử tự động, trộn cưỡng bức theo từng mẻ, đảm bảo cho ra một mẻ hỗn hợp bê tông nhựa và nhiệt độ đúng với cấp phối theo thiết kế ban đầu và nhiệt độ qui định. Trạm trộn có hệ thống hút lọc bụi khô và lọc bụi ẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Tại trạm trộn bê tông bố trí một trạm cân xe để xác định trọng lượng cho từng chuyến.

Các cốt liệu thô và mịn được cung cấp và đánh đống dự trữ riêng biệt, có các vánh ngăn không cho các loại trộn lẫn vào nhau để đảm bảo đúng thành phần cấp phối. Dùng bạt che phủ các cốt liệu để đảm bảo tơi khô trước khi trộn.

Trạm trộn có hệ thống sàng tiêu chuẩn (sàng 25mm, 19mm, 16mm, 9,5mm và 4,75mm) cốt liệu sau khi được sấy nóng ở tang sấy sẽ qua hệ thống sàng để:
+ Loại các cỡ hạt quá kích cỡ.
+ Chia cốt liệu vào các hộc nóng, các hộc nóng có các ống tràn để thải cốt liệu khi bị tràn hộc.

Nhà thầu sẽ lấy cốt liệu từ các hộc nóng để sàng phân tích thành phần hạt, phối hợp tỷ lệ của các hộc nóng và bột đá để có hỗn hợp đảm bảo cấp phối đúng thiết kế. Hiệu quả của công việc này là sản xuất ra hỗn hợp BTN đúng thiết kế, tăng năng suất trạm trộn, giảm mất mát vật liệu do tràn hộc.

Mỗi loại cốt liệu trong hộc nóng trước khi trộn được cân đong riêng biệt theo tỷ lệ quy định.

Kiểm tra sự trộn BTN bằng cách trộn thử, lấy mẫu BTN khi mới xả ra khỏi thùng trộn. Tiến hành đúc mẫu theo qui định, đưa mẫu thử nghiệm đến phòng thí nghiệm xác định thành phần vật liệu đối chiếu với mẫu tiêu chuẩn thiết kế ... Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của BTN khi xả lên ôtô phải đạt từ 1400C -:- 1600C và phải kiểm tra thường xuyên các số liệu được lập thành văn bản theo quy định để xác định chất lượng của trạm trộn ...

Hỗn hợp BTN sau khi trộn đảm bảo độ đồng nhất, không có những vệt trắng rời rạc hoặc vón cục, mọi hỗn hợp bị đun nóng thành than hoặc sủi bọt hoặc ẩm ướt đều bị loại bỏ.

Máy rải bê tông nhựa: Sử dụng máy rải có chiều dày lớp rải tối đa 30cm. Có hệ thống thanh đầm rung cao cấp có thể đầm đẩm bảo độ chặt từ 70-90% ngay sau khi rải. Máy rải có hệ thống SENSOR điều chỉnh cao độ tự động để báo số liệu cho cán bộ kỹ thuật và lái máy để điều chỉnhư cho phù hợp khi rải.

2. Vật liệu để sản xuất bê tông nhựa: 

Trước khi thi công bất cứ một hạng mục công việc có liên quan đến công trình, Nhà thầu cần phải báo trước và thông qua TVGS và Chủ đầu tư. Khi đã có đầy đủ các chứng chỉ kiểm tra, Nhà thầu đã đáp ứng được với yêu cầu cầu thiết kế kỹ thuật thì trình lên cho TVGS và Chủ đầu tư xem xét, khi được phép của TVGS và Chủ đầu tư mới được đưa vật liệu vào trong công trình. 

Thí nghiệm xác định tính chất cơ - lý - hoá của vật liệu được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Nhà thầu tại công trường kết hợp với cơ quan chức năng do nhà thầu ký hợp đồng hoặc do Chủ đầu tư chỉ định làm thí nghiệm vật liệu.
  • Thành phần CP các cỡ hạt của hỗn hợp BTN nóng được quy định theo bảng sau:

Sàng tiêu chuẩn (%)

31,5

25

20

15

10

5

2,5

1,25

0,63

0,315

0,14

0,071

Nhựa
%

Hạt trung BCNC 20

-

100

95-100

81-89

65-75

43-57

31-44

22-33

16-24

12-18

8-13

5-10

5-6

Hạt trung BCNC 25

100

95-100

 

76-84

60-70

43-57

31-44

22-33

16-24

12-18

8-13

5-10

5-6

  • Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa chặt (BTNC) được quy định trong bảng sau:

TT

Các chỉ tiêu

Yêu cầu đối với bê tông nhựa loại

Phương pháp thử thay đổi theo yêu cầu từng công trình

 

 

I

II

 

a

Thí nghiệm theo mẫu hình trụ

1

Độ rỗng cốt liệu, % thể tích

15-19

15-21

Quy trình thí nghiệm bê tông nhựa 22 TCN 62-84

2

Độ rỗng còn dư, % thể tích

3-6

3-6

3

Độ ngâm nước, % thể tích

1,5-3,5

1,5-4,5

4

Độ nở, % thể tích, không lớn hơn

0,5

1,0

5

Cường độ chịu nén, daN/cm2, nhiệt độ
+) 20o không nhỏ hơn
+) 500 không nhỏ hơn

35
14

25
12

6

Hệ số ổn định nước không nhỏ hơn

0,9

0,85

7

Hệ số ổn định nước, khi cho ngâm nước 15 ngày đêm, không lớn hơn

0,85

0,75

8

Độ nở, % thể tích, khi ngâm nước trong 15 ngày đêm, không lớn hơn

1,5

1,8

b

Thí nghiệm theo phương pháp Marshall (mẫu đầm 75 chày mỗi mặt)

1

Độ ổn định (Stability) ở 600C, kN, không nhỏ hơn

8,00

7,5

AASHTO - T245 hoặc TM - D1559-95

2

Chỉ số dẻo quy ước (flow) ứng với S=8kN,mm, nhỏ hơn hay bằng

4,0

4,0

3

Thương số Marshall (Marshall Quotient)
Độ ổn định (Stability) kN
Chỉ số dẻo quy ước (flow) mm

 

min 2,0
max 5,0

 

min 1,8
max 5,0

4

Độ ổn địnhư còn lại sau khi ngâm mẫu ở 600C, 24h so với độ ổn địnhư ban đầu, % lớn hơn

75

75

5

Độ rỗng bê tông nhựa (Air voids)

3-6

3-6

6

Độ rỗng cốt liệu (Voids in mineral aggregate)

14-18

14-20

c

Chỉ tiêu khác

1

Độ dính bám vật liệu nhựa đối với đá

Khá

Đạt yêu cầu

22 TCN 279-01

Ghi chú : Có thể sử dụng một trong 2 phương pháp thí nghiệm (a) hoặc (b)

  • Các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa rỗng (BTNN) theo bảng sau :

TT

Các chỉ tiêu

Trị số quy định

Phương pháp thí nghiệm

1

Độ rỗng cốt liệu khoáng chất, % thể tích, không lớn hơn

24

Quy trình thí nghiệm bê tông nhựa
22 TCN 62-84

2

Độ rỗng còn dư, % thể tích

> 6-10

3

Độ ngâm nước, % thể tích

3-9

4

Độ nở, % thể tích, không lớn hơn

1,5

5

Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn

0,7

6

Độ nở, % thể tích, khi ngâm nước trong 15 ngày đêm, không nhỏ hơn

0,6

  • Cát vàng:
- Cát đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý, được thí nghiệm kiểm tra và trình chủ đầu tư và TVGS trước khi đem ra thi công như:- Cát dùng cho bê tong nhựa được xác định theo TCVN 342-86. Nếu là cát thiên nhiên thì là cát có mô đun độ lớn (Mk) > 2. Trường hợp (Mk) <2 thì phải trộn thêm cát hạt lớn hoặc cát xay từ đá. - Hệ số đương lượng cát (ES) của phần hạt 0-4,75mm trong cát thiên nhiên phải lớn hơn 80, trong cát xay phải lớn hơn 50. Xác định theo ASTM - D2419 - 79(91).- Lượng bụi, bùn sét không được quá 3% với cát thiên nhiên và 7% với cát xay, trong đó lượng sét không quá 0,5%. - Cát dùng trong bê tông nhựa không được phép lẫn tạp chất hữu cơ. Xác định theo TCVN 343, 344, 345-86.
  • Đá dăm trong hỗn hợp BTN:

- Đá dăm trong hỗn hợp BTN được xay ra từ đá tảng, đá núi, từ cuội sỏi.
- Nếu dùng cuội sỏi xay thì hỗn hợp cuội sỏi xay không được quá 20% (theo khối lượng) là loại gốc silic.
- Lượng đá dăm bị mềm yếu xác định theo TCVN 1772-87 không được lẫn trong hỗn hợp quá 10% với lớp trên và 15% với lớp dưới (theo khối lượng).
- Theo TCVN 1772-87, lượng đá thoi dẹt không được lẫn trong hỗn hợp quá 15% (theo khối lượng).
- Theo TCVN 1772-87, lượng bụn, bùn, sét trong đá dăm không được vượt quá 2% khối lượng trong đá lượng sét không quá 0,05% khối lượng đá.

Các chỉ tiêu cơ lý cho đá dăm trong bê tông nhựa rải nóng được quy định trong bảng sau :

Các chỉ tiêu cơ lý của đá

Lớp mặt

Phương pháp thí nghiệm

Lớp trên

L.dưới

Loại I

Loại II

 

1. Cường độ nén (daN/cm2) không nhỏ hơn
a) Đá dăm xay từ đá mắc mưa và đá biến chất
b) Đá dăm xay từ đá trầm tích

 

1000
800

 

800
600

 

800
600

TCVN 1772-87 (lấy chứng chỉ từ nơi sản xuất đá)

2. Độ ép nát (nén đập trong xi lanh) của đá dăm xay từ cuội sỏi không lớn hơn, %

8

12

12

TCVN 1772-87

3. Độ hao mòn LosAngeles (LA), không lớn hơn, %

25

35

35

AASHTO - T96

4. Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ trong tổng số cuội sỏi, % khối lượng, không nhỏ hơn

100

80

80

Bằng mắt

5. Tỷ số nghiền của cuội sỏi
Rc = Dmin/Dmax không nhỏ hơn

4

4

4

Bằng mắt kết hợp với xác địnhư bằng sàng

Ghi chú :
- Dmin : Cỡ nhỏ nhất của cuội sỏi đam xay
- Dmax : Cở lớn nhất của viên đá xay ra được

  • Bột khoáng:

- Bột khoáng được nghiền từ đá cácbonát (đá vôi canxi, đô lô mít, đá dầu...) có cường độ nén ³ 200daN/cm2 và từ xỉ ba zơ của các lò luyện kim và xi măng.
- Đá cácbonat dùng để sản xuất bột khoáng phải sạch với lượng bụi, bùn sét không được quá 5%. Bột khoáng phải khô, tơi không vón hòn.
Các chỉ tiêu kỹ thuật của bột khoáng được quy định trong bảng sau :

Các chỉ tiêu

Trị số

Phương pháp thí nghiệm

1. Thành phần cỡ hạt, % khối lượng
- Nhỏ hơn 1,25mm
- Nhỏ hơn 0,315mm
- Nhỏ hơn 0,0714mm


100
³90
³70(1)

22 TCN 58-84

2. Độ rỗng, % thể tích

£35

22 TCN 58-84

3. Độ nở của mẫu chế tạo bằng hỗn hợp bột khoáng và nhựa, %

2,5

22 TCN 63-90

4. Độ ẩm, % khối lượng

£1,0

22 TCN 63-90

5. Khả năng hút nhựa của bột khoáng, KHN (lượng bột khoáng có thể hút hết 15g nhựa bitum mác 60/70)

³40g

NFP 98-256

6. Khả năng làm cứng nhựa của bột khoáng (hiệu số nhiệt độ mềm của vữa nhựa với tỷ lệ 4 nhựa mác 60/70 và 6 bột khoáng theo trọng lượng, với nhiệt độ mềm của nhựa cùng mác 60/70

100 £DTNDM
£200C (2)

22 TCN 279-01
(Thí nghiệm vòng và bi)

Ghi chú :
(1) Nếu bột khoáng xay từ đá có Rnén ³400daN/cm2 thì cho phép giảm đi 5%.
(2) Thí nghiệm chưa bắt buộc

  • Nhựa đường:

Nhựa đường được dùng để chế tạo hỗn hợp BTN do Singapore sản xuất nhãn hiệu Shell 60/70 được nhà thầu lấy tại Cảng Hải Phòng.

Tiêu chuẩn nhựa đường dùng cho đường bộ (theo 22 TCN 279-2001 và 22TCN 249-98) phải đạt các chỉ tiêu dưới đây :

TT

Các chỉ tiêu thí nghiệm, kiểm tra

Đơn vị

Qui định

Phương pháp thí nghiệm

1

Độ kim lún ở 25 0 c

Mm

60/70

22TCN63-84
ASTM D5-86
AASHTO T49-89

2

Độ kéo dài ở 25 0c, 5 cm/ phút

Cm

Min :100

22TCN63-84
ASTM D133-86
AASHTO T51-89

3

Nhiệt độ hoá mềm

0c

46-54

22TCN63-84
AASHTO T53-89

4

Nhiệt độ bắt nửa

0c

Min : 230

22TCN63-84
ASTM D92-85
AASHTO T48-89

5

Tỷ lệ kim lún của nhựa khi đun ở 163 0c trong 5h so với độ kim lún ở 25 0 c

%

Min : 75

A STM D6/D5

6

Lượng tổn thất sau khi đun ở 163 0 c trong 5 h

%

Max : 0,5

A STM D6-80
AASHTO T47-83

7

Lượng hoà tan trong Trichloethylen C2CL4

%

Min : 99

ASTM D2042-81
AASHTO T44-90

8

Khối lượng riêng ở 25 0 c

g/cm3

1-1,05

ASTM D70-82
AASHTO T228-90

9

Lượng Parafin

%

Max 2

Theo lý lịch

10

Độ dính bám với đá

Cấp

> cấp 3

Lưsikhina

- Nhựa dùng để chế tạo BTN là loại nhựa đặc gốc dầu mỏ, có đầy đủ các chứng chỉ đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật đề ra, trình TVGS và Chủ đầu tư trước khi đem vào thi công.
- Nhựa sạch ở mức tiêu chuẩn, không lẫn các tạp chất, không sủi bọt khi đun đến 1740c và đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trong 22TCN 279-2001 và 22TCN 249-98.
- Trước khi sử dụng nhựa phải có hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa (Do nơi sản xuất và phòng thí nghiệm hợp chuẩn cung cấp).
- Mỗi lô nhựa gửi đến công trường phải có kèm theo giấy chứng nhận của Nhà sản xuất và một bản báo cáo thí nghiệm giới thiệu về lô hàng, thời gian gửi hàng, hoá đơn mua, trọng lượng và đầy đủ các kết quả thí nghiệm kèm theo các chỉ tiêu quy định. Toàn bộ mẫu sử dụng phải đệ trình chủ đầu tư và TVGS ít nhất trước 28 ngày trước khi Nhà thầu có ý định sử dụng lô hàng.
Đơn vị thi công có trách nhiệm nộp và cung cấp đầy đủ cho TVGS và Chủ đầu tư mọi chứng chỉ thí nghiệm về sử dụng vật liệu có liên quan đến công trình.
Tất cả các nguồn vật liệu phải được sự chấp thuận của TVGS nhà thầu mới được đem vào sử dụng. Nếu có sự thay đổi bất cứ nguồn vật liệu nào thì phải kiểm tra lại theo trình quy định.

3. Thiết bị thi công: 

+ Trạm trộn bê tông nhựa : 01 Trạm
+ Máy rải : 02 cái 
+ Lu sắt 6 -:- 12 tấn ( 2 bánh) : 05 cái 
+ Lu bánh lốp 16 tư (9 bánh ) : 02 cái 
+ Xe ôtô tự đổ 10 -15T : 08 cái 
+ Máy ép khí 660m3/h: 01 cái 
+ Máy chổ quét kéo theo : 01 cái
+ Xe tưới nhựa 7T: 01 cái 
Dụng cụ đo đạc chuyên dùng : 01 bộ 
* Nhân lực có nhiều kinh nghiệm : 40 người

4. Trình tự thi công:

- Vệ sinh sạch sẽ các vị trí rải bê tông nhựa, bằng nhân công, máy chổi quét kéo theo và máy nén khí.
- Tưới dính bám.
- Trộn bê tông nhựa và vận chuyển đến công trường.
- Dùng máy rải kết hợp nhân công rải BTN theo chiều dày để sau khi đầm nén đạt được chiều dày thiết kế.
- Lu lèn BTN đến độ chặt yêu cầu.

Tưới dính bám tiêu chuẩn 1.0kg/m2: Công tác này được tiến hành trên mặt lớp cấp phối đá dăm loại 1 hoàn thiện.
- Trước khi tưới, bề mặt cấp phối đá dăm được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu được TVGS và Chủ đầu tư chấp thuận.
- Trên bề mặt lớp cấp phối đá dăm đã được vệ sinh sạch sẽ. Việc thi công bê tông nhựa ở vị trí nào thì chỉ tiến hành tưới dính bám trên vị trí đấy. 

+ Trộn thử bê tông nhựa:
Việc thiết kế hỗn hợp BTN thực chất là thiết kế thành phần cấp phối cốt liệu và định được hàm lượng nhựa của BTN sao cho đáp ứng được các yêu cầu sử dụng. Cấp phối của các hạt càng liên tục, các hạt sắp sếp càng sát lại gần nhau thì càng có điều kiện tiếp xúc giữa các hạt, do đó nội lực mưa sát và lực dính càng lớn lên. 
Trước khi thi công, Nhà thầu sẽ mời Chủ đầu tư và TVGS đi kiểm tra trạm trộn nhằm chứng minhư chất lượng của sản phẩm sau khi đã được phê duyệt thiết kế thành phần hạt cho mỗi loại BTN riêng biệt.
Nếu có sự thay đổi về nguồn vật liệu thì chúng tôi sẽ thiết lập một công thức trộn mới và cũng phải được Chủ đầu tư và TVGS chấp thuận mới được đem ra sử dụng.

Sai số của hỗn hợp BTN tương ứng với công thức trộn nằm trong giới hạn cho phép:
+ Cốt liệu từ 15mm trở lên: ± 8%.
+ Cốt liệu từ 10mm -:- 5mm: ± 7%.
+ Cốt liệu từ 2,5mm -:- 1,25mm: ± 6%.
+ Cốt liệu từ 0,63mm -:-0,315mm: ± 5%.
+ Cốt liệu dưới 0,074mm: ± 2%.
+ Hàm lượng nhựa: ± 0,1%.

Mẫu thử BTN được lấy ra từ trạm trộn và được ít nhất phân tích mỗi ngày một lần hoặc mỗi 200 tấn hỗn hợp BTN được rải (tuỳ cách nào thường xuyên hơn).
Việc quy định kích thước, đánh dấu mẫu thử phù hợp với các yêu cầu của quy trình hiện hành.
Kết quả mỗi thí nghiệm và mọi điều chỉnh theo yêu cầu của Chủ đầu tư và TVGS phải được thực hiện ngay cho đến khi sự hiệu chỉnh được hoàn tất mới tiếp tục đưa vào sử dụng. 
Thí nghiệm Marshall được làm theo quy trình, ngoài ra còn được làm khi Tư vấn giám sát thấy cần thiết.
Trong quá trình thực hiện công việc, Nhà thầu không được có sự thay đổi phương pháp nào làm ảnh hưởng đến sự đồng nhất của hỗn hợp trừ khi có sự đồng ý của Chủ đầu tư và TVGS.

+ Rải thử:
Trước khi tiến hành thi công đại trà Nhà thầu sẽ tiến hành thi công một đoạn thử nghiệm dài 100m với mục đích xác địnhư công nghệ thi công hợp lý, sơ đồ lu lèn, số lượt lu lèn/điểm để đạt chất lượng của sản phẩm khi thi công đại trà tốt nhất.
+ Trước khi tiến hành rải BTN bề mặt lớp móng phải khô, sạch, bằng phẳng theo đúng yêu cầu thiết kế.
+ BTN sản xuất tại trạm trộn theo đúng thành phần cấp phối thiết kế và được vận chuyển ra hiện trường bằng ôtô tự đổ trút vào phễu của máy rải, điều chỉnh máy rải đảm bảo bề dày vật liệu rải bằng căng dây ga và thường xuyên kiểm tra cao độ bằng máy thuỷ bình.
+ Trong quá trình máy rải làm việc công nhân thủ công thường xuyên theo sát máy rải để xử lý ngay những chỗ bị khiếm khuyết.
+ Công tác lu lèn được thực hiện ngay sau khi rải với trình tự như sau:
Việc lu lèn sơ bộ được thực hiện bởi chế độ rung cao cấp của máy rải và lu bánh thép 6-8T lu 3-4 lượt/điểm với tốc độ 1,5-2km/giờ. Tiếp theo dùng lu lốp 16T lèn chặt 8-10 lần/điểm tốc độ lu 5 lượt đầu là 2Km/h sau tăng lên 5-6 Km/h. Cuối cùng dùng lu nặng bánh sắt 12T lu hoàn thiện 2-:-4 lượt/ điểm tốc độ lu 2-:-3 km /h. 
Trong quá trình lu lèn, để bê tông nhựa không dính vào bánh lu Nhà thầu sử dụng dầu ăn để bôi lên bánh lu, không thay đổi tốc độ và hướng lu lèn đột ngột để tránh xô dồn BTN ảnh hưởng đến độ chặt và độ bằng phẳng của mặt đường.
Lu lèn từ mép đường vào tim đường, từ thấp đến cao. Vệt bánh lu đè lên nhau từ 20-40cm .
Điều hành các loại lu theo tính toán để BTN đạt độ chặt yêu cầu trước khi nhiệt độ BTN giảm xuống dưới 80 0C.

+ Trong mỗi lần thí điểm, các mẫu thử sẽ được lấy từ vật liệu đã được đầm chặt sau 12 giờ để làm các thí nghiệm sau:
+ Độ chặt mẫu khoan: 6 mẫu.
+ Chiều dày lớp rải: 6 mẫu.
+ Trọng lượng riêng: 6 mẫu.
+ Lượng nhựa: 4 mẫu.
+ Thành phần cấp phối: 4 mẫu.
+ Kiểm tra kích thước hình học và độ bằng phẳng của BTN.
Toàn bộ các mẫu thử trên được gửi cho Chủ đầu tư và TVGS mỗi loại 2 mẫu để làm đối chứng và lưu giữ trong suốt quá trình thi công.
Chỉ khi tất cả các chỉ tiêu đạt yêu cầu kỹ thuật được Chủ đầu tư và TVGS chấp thuận thì mới tiến hành thi công đại trà. Rút ra kết luận cho từng loại thiết bị và nhân công. 
Trong trường hợp còn có chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu Nhà thầu sẽ nghiên cứu, rút kinh nghiệm để rải thử lại đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Thi công đại trà: 
Sau khi tiến hành thi công rải thử nghiệm thành công từ đó chúng tôi rút ra các yêu cầu phù hợp để hoàn thiện dây chuyền công nghệ thi công đại trà, đúng với qui trình thi công và thực tế hiện trường.
Bố trí thi công một đội thi công mặt đường với thiết bị thi công và lực lượng thi công phù hợp để đảm đương công việc này.
Bề mặt các lớp thấm bám và dính bám được TVGS kiểm tra lần cuối và chấp thuận trước khi bắt đầu tiến hành rải.
Các loại đá, cát được ô tô vận chuyển đến khu vực trạm trộn tập kết gọn gàng. Dùng máy ủi vun gọn thành đống, Khi trạm trộn hoạt động, máy xúc xúc các loại vật liệu cho vào phễu trộn.

+ Vận chuyển BTN: 
Hỗn hợp BTN được vận chuyển từ trạm trộn đến công trường bằng xe tự đổ thích hợp, thùng xe kín khít, sạch, trước khi đổ hỗn hợp vào xe thì thùng xe được phủ một lượng tối thiểu nước xà phòng hoặc dầu chống dính bám. Khi vận chuyển nhất thiết phải dùng bạt che phủ.
Khi vận chuyển, hỗn hợp BTN bị phân ly, đóng thành mảng hoặc có những cục không san ra được hoặc có phần đọng lại trên ô tô đều bị loại bỏ.
Trong khi vận chuyển, nhiệt độ của hỗn hợp thấp hơn nhiệt độ rải quy định (<120 0C) do trong quá trình chuyên chở thì đều bị loại bỏ.
Khi xe rời khỏi trạm, người lái xe phải nhận được phiếu xuất xưởng cho hỗn hợp mà xe đó chở bao gồm: Trọng lượng của hỗn hợp, nhiệt độ hỗn hợp, số hiệu xe chở, tên lái xe, thời điểm xe rời khỏi trạm trộn và giao lại cho TVGS ở hiện trường.
Bố trí ít nhất 8 xe ô tô chở hỗn hợp được chờ sẵn trước khi rải.
Trước khi rải Nhà thầu trình lên Chủ đầu tư và TVGS sơ đồ chia vệt rải theo từng đoạn thi công cụ thể.

5. Thi công lớp BTN chặt hạt thô và BTN chặt hạt mịn:

* Trước khi thi công lớp BTN hạt thô, mặt đường phải được vệ sinh sạch sẽ bằng chổi quét, máy ép khí thổi sạch bụi bẩn ở bề mặt lớp đá dăm, tưới thấm bám T/C 1,0 Kg/m2. Sau đó tiến hành ghép ván khuôn theo bề rộng từng vệt đã chia. Mặt CPĐD sau khi tưới thấm bám được bảo đảm sạch sẽ, không cho người và các phương tiện đi vào.

* Khi thi công xong lớp bê tông nhựa hạt thô được Tư vấn giám sát nghiệm thu chấp thuận cho thi công lớp BTN hạt mịn, nhà thầu sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông nhựa hạt thô bằng nhân công và máy nén khí, sau đó tưới dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m2.

Quá trình thi công lớp bê tông nhựa hạt thô và lớp BTN hạt mịn được thực hiện tuần tự như sau và tuân theo các bước sau :
- Nhân công đóng cọc ga, căng dây ga, lắp đặt ván khuôn thép đúng cao độ và kích thước hình học yêu cầu.
- Vệ sinh xe máy, thiết bị và dụng cụ thi công.
- Rải hỗn hợp bê tông nhựa. 
- Lu lèn và bù phụ sau máy rải như kết luận trong quá trình rải thử thành công.

Khi làm việc với thợ đường đi theo máy phải làm việc các công việc sau:
- Bôi trơn bánh lu thường xuyên bằng dầu ăn.
- Té phủ hỗn hợp hạt nhỏ lấy từ máy rải thành từng lớp mỏng dọc theo mối nối, san đều những chỗ lồi lõm các mối nối.
- Xúc bỏ những chỗ hỗn hợp bị phân tầng và bù vào đó hỗn hợp đạt tiêu chuẩn.
- Gạt bù phụ những chỗ lồi lõm.

Trong lúc thi công lớp bê tông nhựa phải liên tục theo dõi thời tiết (nhiệt độ thi công >150c), nếu trời mưa không được thi công lớp bê tông nhựa. Trường hợp đang rải gặp trời mưa đột ngột phải dừng ngay lại và làm các công việc sau : Khi lớp bê tông nhựa đã lu được 2/3 độ chặt yêu cầu thì tiếp tục lu đến hết lượt nếu chưa lu thì phải tiến hành xúc bỏ hỗn hợp đó đi và khi điều kiện thích hợp, mặt đường khô mới tiếp tục rải lại.
Khi bắt đầu ca làm việc, phải cho máy rải hoạt động không tải >15 phút để kiểm tra máy móc, sự làm việc của guồng soắn và băng chuyền, đốt nóng tấm bàn là trước khi nhận vật liệu từ ô tô đầu tiên đổ vào, đặt dưới tấm bàn là 2 con xúc xắc hoặc thanh gỗ có chiều dày bằng 1,25 lần chiều dày thiết kế lớp BTN định rải.
Trong suốt thời gian rải hỗn hợp BTN nóng, thanh đầm của máy rải hoạt động liên tục.
Ô tô chở hỗn hợp BTN đi lùi dần tới chỗ máy rải, từ từ để 2 bánh sau tiếp xúc đều và nhẹ nhàng lên 2 trục lăn của máy rải, sau đó đổ từ từ hỗn hợp vào phễu của máy rải.
Khi hỗn hợp đã được phân đều dọc theo guồng xoắn thì máy rải bắt đầu tiến về phía trước theo vệt quy định.
Trong quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn.
Phải thường xuyên dùng que sắt đã vạch sẵn đánh dấu chiều dày cần rải để kiểm tra bề dày đang rải.
Phải thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước 3m.

+ Thi công mối nối dọc ngang:

Là công việc đòi hỏi kỹ thuật, tỉ mỉ của lực lượng thủ công kết hợp với máy lu. Để đảm bảo thi công mối nối đẹp và đúng yêu cầu kỹ thuật. Nhà thầu sử dụng ván khuôn thép đóng bằng chiều dày lớp BTN theo dọc vết rải đảm bảo vuông thành, sắc cạnh, với mối nối ngang phải dùng mắt cắt bê tông nhựa để cắt, hoặc hết ngày làm việc dùng ván khuôn và thủ công bù phụ.
Trước khi rải vệt tiếp theo, với mối nối dọc, ngang đều phải tẩy rửa vết dọc, ngang bằng thủ công sao cho vuông vắn, sau đó dùng nhựa nóng quét dính bám khe tiếp giáp mới rải bê tông tiếp tục. Với mối nối ngang, dọc khi rải phải ưu tiên lu ngay. Dùng bản trải, cào trang bù phụ bằng hạt nhỏ và sử lý ngay khi thảm còn nóng thì bề mặt tiếp giáp mới được đảm bảo mối nối mới đựơc bằng phẳng, đẹp như các vị trí không có mối nối, Quá trình bù phụ, lu lèn mối nối thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng phần tiếp giáp phần cũ với phần mới bằng thước 3m để điều chỉnh khi cần thiết.
Trong ngày phải bố trí các thiết bị và nhân lực làm liên tục để giảm tối đa các vết nối ngang. Khi do điều kiện phải dừng thi công, dùng ván khuôn ghép cả dọc và ngang để tạo thành vệt. Vệt sát tim dường phải dài hơn vệt bên ngoài để khắc phục hiện tượng đọng nước khi trời mưa.
Tại những vị trí ghép ván khuôn dùng đầm bàn và lu rung tay hai bánh đầm sát vách ván khuôn để đạt độ chặt yêu cầu.
Quá trình thí nghiệm ở hiện trường được thực hiện kịp thời và đầy đủ theo qui trinh quy phạm qui định.
Lu lèn đạt độ chặt yêu cầu.
Cuối ngày làm việc, máy rải chạy không tải ra cuối vệt rải ít nhất là 5-7m mới được ngừng hoạt động, dùng bàn cào vun cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng góc với trục đường sau đó ghép ván khuôn cuối vệt rải trước khi lu lèn.
Tiến hành nghiệm thu về kích thước hình học, độ bằng phẳng, độ chặt của lớp BTN hạt trung. Khi được sự đồng ý của TVGS và Chủ đầu tư thì mới thi công bước tiếp theo.

6. Công tác kiểm tra chất lượng thi công:

6.1. Kiểm tra giám sát việc chế tạo hỗn hợp BTN tại trạm trộn:
- Kiểm tra các bộ phận của thiết bị trạm trộn trước khi hoạt động, bao gồm :
+ Kiểm định lại lưu lượng của các bộ phận cân đong và cốt liệu nhựa, độ chính xác của chúng.
+ Kiểm định lại các đặc trưng của bộ phận trộn.
+ Chạy thử máy điều chỉnhư chính xác thích hợp với lý lịch máy.
+ Kiểm tra các điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi máy hoạt động.
- Kiểm tra thiết bị trong khi chế tạo bê tông nhựa: Theo dõi, kiểm tra các thông tin thể hiện trên bảng điều khiển của trạm trộn để điều chỉnhư chính xác, bao gồm:
+ Lưu lượng các bộ phận cân đong.
+ Lưu lượng của bơm nhựa.
+ Lưu lượng của các thiết bị vận chuyển bột khoáng.
+ Khối lượng hỗn hợp của một mẻ trộn và thời gian trộn 1 mẻ.
+ Nhiệt độ và độ ẩm của cốt liệu đã được rang nóng.
+ Nhiệt độ của nhựa, lượng tiêu thụ trung bình của nhựa.
+ Các sai số cho phép cân đong vật liệu khoáng là (3% khối lượng của từng loại vật liệu tương ứng. Sai số cho phép khi cân lượng nhựa là 1,5% khối lượng nhựa).
- Kiểm tra chất lượng vật liệu đá dăm, cát: 
+ Cứ 5 ngày phải lấy mẫu kiểm tra một lần, xác định hàm lượng bụi sét, thành phần cỡ hạt, lượng hạt dẹt.
+ Cứ 3 ngày lấy mẫu kiểm tra 1 lần, xác định mô đun độ lớn nhất của cát (MK), thành phần hạt, hàm lượng bụi sét.
+ Sau mưa, trước khi đưa vật liệu đá, cát vao trống sấy phải kiểm tra độ ẩm của chúng để điều chỉnh khối lượng khi cân đong và thời gian sấy.
- Kiểm tra chất lượng bột khoáng: Cứ 5 ngày một lần kiểm tra xác định thành phần hạt và độ ẩm.
- Đối với nhựa đặc, ngoài các quy định đã nêu phải kim tra mỗi ngày một lần độ kim lún ở 250C của mẫu nhựa lấy từ thùng nấu nhựa sơ bộ. 
- Kiểm tra hỗn hợp của bê tông nhựa khi ra khỏi thiết bị trộn:
+ Kiểm tra nhiệt độ của hỗn hợp của mẻ trộn.
+ Kiểm tra bằng mắt chất lượng trộn đều của Bê tông nhựa.
+ Cứ 200 tấn hỗn hợp cùng công thức chế tạo thì phải lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu trên một lần.
- Dung sai cho phép so với cấp phối hạt và hàm lượng nhựa của công thức đã thiết kế cho hỗn hợp BTN không vượt quá giá trị cho ở bảng sau:

Cỡ hạt

Dung sai cho phép (%)

Dụng cụ và phương pháp kiểm tra

Cỡ hạt từ 15mm trở lên

± 8

Bằng sàng

Cỡ hạt từ 10mm đến 15mm

± 7

Cỡ hạt từ 2,5 đến 1,25mm

± 6

Cỡ hạt từ 0,63mm đến 0,315mm

± 5

Cỡ hạt dưới 0,074

± 2

Hàm lượng nhựa

± 0,1

- Các chỉ tiêu cơ lý của mẫu bê tông nhựa phải thoả mãn các yêu cầu theo "Quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa" 22 TCN 249 -98.
- Tất cả các số liệu kiểm tra phải được lưu giữ cẩn thận.

6.2. Kiểm tra trước khi rải bê tông nhựa ở hiện trường:
- Kiểm tra chất lượng lớp móng, bao gồm:
+ Kiểm tra cao độ của mặt móng bằng máy thuỷ bình.
+ Kiểm tra độ bằng phẳng của mặt lớp móng bằng thước dài 3m.
+ Kiểm tra độ đốc ngang của móng bằng thước mẫu hoặc máy thuỷ bình.
+ Kiểm tra độ dốc dọc của móng.
+ Kiểm tra độ sạch và độ khô ráo của móng bằng mắt thường.
+ Kiểm tra kỹ thuật tưới nhựa bằng mắt thường.
+ Kiểm tra chất lượng bù vênh, vá ổ gà, xử lý các đường nứt trên mặt đường cũ làm móng.
Dung sai cho phép đối với các đặc trưng của mặt lớp móng phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra vị trí các cọc tim và các cọc giới hạn các vệt rải. Kiểm tra các dây căng làm cữ. Kiểm tra các thanhư chắn ở các mép mặt đường. Kiểm tra độ căng và cao độ của dây chuẩn hoặc dầm chuẩn (khi dùng máy có bộ phận điều chỉnh tự động cao độ rải).
- Kiểm tra bằng mắt thành mép mối nối ngang, dọc của các vệt rải ngày hôm trước, (thẳng đứng và bôi nhựa dính bám).

6.3. Kiểm tra trong khi rải và lu lèn lớp bê tông nhựa:
- Kiểm tra chất lượng hỗn hợp bê tông nhựa vận chuyển đến nơi rải : 
+ Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi đổ vào phểu của máy rải phải đảm bảo nhiệt độ không dưới 1300C.
+ Kiểm tra hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng mắt (mức độ trộn đều, quá nhiều nhựa, quá thiếu nhựa, phân tầng...).
- Kiểm tra chất lượng bù phụ, gọt bỏ các chỗ lõm, lồi của công nhân.
- Kiểm tra chất lượng các mối nối dọc và ngang bằng mắt, bảo đảm mối nối thẳng mặt mối nối không rỗ, không lồi lõm, không bị khuất.
- Kiểm tra lượng lu lèn của lớp bê tông nhựa trong cả quá trình máy lu hoạt động : Sơ đồ lu, phối hợp các loại lu, tốc độ lu từng loại và từng giai đoạn, áp suất của bánh hơi. Hoạt động của lu chấn động, nhiệt độ lúc bắt đầu lu lèn và kết thúc lu lèn. Tất cả các điều ấy phải đúng theo chế độ đã thực hiện có hiệu quả trên đoạn rải thử.

7. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu:

Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường bê tông nhựa phải tiến hành nghiệm thu. Các yêu cầu phải thoả mãn trong quá trình nghiệm thu mặt đường BTN được thống kê như sau :

7.1. Về kích thước hình học:
- Bề rộng mặt đường được kiểm tra bằng thước thép.
- Bề dày lớp rải được nghiệm thu theo mặt cắt bằng một trong các cách sau:
+ Cao đạc mặt bê tông nhựa so với các số liệu cao đạc các điểu tương ứng ở mặt cắt của lớp móng (hoặc lớp bê tông nhựa dưới).
+ Độ dốc ngang mặt đường được đo bằng máy thuỷ bình chính xác (cao đạc) và thước thép theo hướng thẳng góc với tim đường, từ tim ra mép (nếu 2 mái) từ mái này đến mái kia (nếu đường 1 mái). Điểm đo ở mép phải lấy cách mép 0,5m. Khoảng cách giữa hai mặt cắt đo không quá 10m.
+ Độ dốc dọc kiểm tra bằng máy thuỷ bình chính xác (cao đạc) tại các điểm đổi dốc dọc theo tim đường.
Sai số của các đặc trưng hình học của lớp mặt đường bê tông nhựa không được vượt quá giá trị ghi ở bảng sau:


Các kích thước hình học

Sai số cho phép

Ghi chú

Dụng cụ và phương pháp kiểm tra

1. Bề rộng mặt đường bê tông nhựa

-5cm

Tổng số chỗ hẹp không vượt quá 5% chiều dài đường

Như đã nêu trên

2. Bề dày lớp bê tông nhựa
- Đối với lớp dưới
- Đối với lớp trên
- Đối với lớp trên khi dùng máy rải có điều chỉnh tự động cao độ

±10%
±8%
±5%

áp dụng cho 95% tổng số điểm đo, 5% còn lại không vượt quá 10mm

3. Độ dốc ngang mặt đường bê tông nhựa
- Đối với lớp dưới
- Đối với lớp trên

±0,005
±0,0025

áp dụng cho 95% tổng số điểm đo

4. Sai số cao đạc không vượt quá
- Đối với lớp dưới
- Đối với lớp trên

-10mm
±5mm

áp dụng cho 95% tổng số điểm đo

 


7.2. Về độ bằng phẳng:

Kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m. Tuỳ theo rải bằng máy rải thông thường hay máy tải có thiết bị điều chỉnh tự động cao độ mà tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng tuân theo các giá trị ghi trong bảng sau :

Loại máy rải

Vị trí lớp bê tông nhựa

Phần trăm các khe hở giữa thước dài 3m với mặt đường (%)

Khe hở lớn nhất (mm)

<2mm

<3mm

³5mm

Có hệ thống điều khiển tự động cao độ rải

Lớp trên

³90%

-

£5%

6

Lớp dưới

-

³85%

 

10

Ngoài ra phải kiểm tra độ chênh lệch giữa hai điểm dọc theo tim đường. Hiệu số đại số của hai điểm so với đường chuẩn phải tuân theo các giá trị ghi trong bảng sau:

Loại máy rải

Khoảng cách giữa hai điểm đo (m)

Hiệu số đại số chênh ủa hai điểm đo so với đường chuẩn (mm) không lớn hơn

Máy rải có hệ thống điều khiển tự động cao độ rải

5
10
20

5
8
16

Máy rải thông thường

5
10
20

7
12
24

Ghi chú : 90% tổng các điểm đo thoả mãn yêu cầu trên

- Độ bằng phẳng còn phải được đo đạc bằng thiết bị hiện đại để đánh giá toàn bộ độ bằng phẳng theo 22 TCN 277-01. Độ bằng phẳng tính theo chỉ số đồ gồ ghề quốc tế (IRI) phải nhỏ hơn hoặc bằng 2,0.

7.3. Về độ nhám:
Kiểm tra độ bằng phẳng bằng phương pháp rắc cát theo 22 TCN 278-2001. Yêu cầu chiều cao lớn hơn hoặc bằng 0,4mm.

7.4. Về độ chặt lu lèn:
- Hệ số độ chặt lu lèn (K) của lớp mặt đường bê tông nhựa rải nóng sau khi thi công không được nhỏ hơn 0,98.
K = gtn/g0 
Trong đó :
gtn : Dung trọng trung bình của bê tông nhựa sau khi thi công ở hiện trường.
g0 : Dung trọng trung bình của bê tông nhựa ở trạm trộn tương ứng với lý trình kiểm tra.
- Cứ 200m đường 2 làn xe hoặc cứ 1500m2 mặt đường bê tông nhựa khoan lấy 1 tổ 3 mẫu đường kính 101,6mm để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn, chiều dày lớp bê tông nhựa.
- Nên dùng các thiết bị không phá hoại để kiểm tra độ chặt mặt đường bê tông nhựa.

7.5. Về độ dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa hay giữa hai lớp BTN với lớp móng:
Chỉ tiêu này được đánh giá bằng mắt, bằng cách nhận xét mẫu khoan. Sự dính bám phải tốt.

7.6. Chất lượng các mối nối:
- Chỉ tiêu này được đánh giá bằng mắt. Mối nối phải ngay thẳng, bằng phẳng, không rỗ mặt, không bị khuất, không có khe hở.
- Hệ số độ chặt lu lèn của bê tông nhựa ở ngay lớp khe nối dọc chỉ được nhỏ hơn 0,01 so với hệ số chặt yêu cầu K>=0,98.
- Số mẫu để xác định hệ số độ chặt lu lèn ở mép khe nối dọc phải chiếm 20% tổng số mẫu xác định hệ số dọc chặt lu lèn của toàn bộ mặt đường bê tông nhựa.

7.7. Các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa:
- Các chỉ tiêu cơ lý của BTN nguyên dạng lấy ở mặt đường và của các mẫu bê tông nhựa được chế bị lại từ mẫu khoan hay đào ở mặt đường phải thoả mãn các trị số yêu cầu của "Quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa TCVN 8819-2011".

8. Thông xe:

Đoạn đường làm xong không được phép thông xe khi chưa có sự đồng ý của Chủ đầu tư và TVGS.

9. Công tác bảo hành công trình:

Bảo hành công trình là một yêu cầu cần thiết đối với việc đảm bảo chất lượng của công trình thi công. ĐỒNG TIẾN luôn ý thức được để công tác bảo hành công trình được tốt, không có sư cố công trình xảy ra thì việc đảm bảo chất lượng trong khi thi công công trình là hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định. Trong thời gian bảo hành của công trình thì nhà thầu lên kế hoạch bảo hành công trình định kỳ. Nhà thầu sẽ phân công cán bộ đi kiểm tra định kỳ công trình để phát hiện kịp thời những hỏng hóc, sự cố có thể sảy ra để kịp thời khắc phục. Ý thức được việc kiểm tra định kỳ là một việc làm quan trọng trọng để tránh các sự cố có thể có những diễn biến nghiêm trọng. Nhà thầu sẽ cử cán bộ cùng công nhân kỹ thuật đi kiểm tra dọc tuyến của công trình để kiểm tra các kết cấu công trình, phát hiện hỏng hóc để kịp thời sửa chữa. Những hỏng hóc nhỏ thì các công nhân kỹ thuật có thể tiến hành sửa chữa ngay để đảm bảo việc vận hành khai thác công trình. Những hỏng hóc, sự cố lớn thì đoàn cán bộ kiểm tra kịp thời báo cáo công ty và chủ đầu từ để kịp thời tìm ra nguyên nhân để khắc phục sửa chữa.
Là một công ty xây dựng chúng tôi luôn mong muốn bảo vệ thành quả của mình làm ra. Chính vì vậy từ công tác thi công công trình đến công tác bảo hành bảo chì chúng tôi luôn ý thức làm tốt.

Chúng tôi xin hứa làm đáp ứng những yêu cầu có trong Hồ sơ mời thầu và tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc đã nêu trong biện pháp tổ chức thi công này. 




CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐỒNG TIẾN
- Trụ sở: Số 6 phố Trần Quốc Toản, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Trạm sản xuất bê tông nhựa: Xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Mã số thuế: 0700.755.831
- Tel/Fax: 02263.866.886
- Di động: 079.779.7779
- Email: dongtien.hn.vn@gmail.com
- Website: hatangdongtien.com